Loading...
Skip to main content

Về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án “Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con” theo quy định của pháp luật hiện hành

(25/07/2024 10:10)

Về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án “Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con” theo quy định của pháp luật hiện hành

Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án “Tranh chấp xác định cha, mẹ cho con” được quy định cụ thể tại điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14 ngày 30/2/2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu án phí, lệ phí Tòa án, tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án (sau đây viết tắt là NQ 326) và tiểu mục 11 Mục IV Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30/6/2020 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn: “Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con là thuộc trường hợp tranh chấp quy định tại khoản 4 Điều 28 của Bộ luật Tố tụng dân sự cho nên đây là loại án hôn nhân và gia đình”;

Tại Điều 27 của Nghị quyết số 326 không quy định cụ thể về án phí đối với loại tranh chấp này cho nên phải áp dụng khoản 1 Điều 147 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 26 của Nghị quyết số 326: “Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm...Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận” để tính án phí, trừ trường hợp quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13 của Nghị quyết số 326.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Nghị quyết số 326 thì trường hợp  “Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí” .

Theo hướng dẫn nêu trên, xác định nghĩa vụ nộp án phí dân sự khi giải quyết tranh chấp xác định cha, mẹ cho con được chia làm hai trường hợp:

- Trường hợp thứ nhất: Xác định cha mẹ cho con đã thành niên thì nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận và ngược lại bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.

- Trường hợp thứ hai: Xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì người yêu cầu được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí. Do đó, đối với vụ án “Tranh chấp xác định cha, mẹ cho con” chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà không hòa giải được và phải đưa ra xét xử thì bị đơn phải nộp 300.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.

Tuy nhiên: Vừa qua, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024) hướng dẫn về việc xác định án phí trong giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình đã tại Điều 11  như sau: “1. Đương sự phải chịu án phí trong vụ án tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con theo quy định tại Điều 26 Nghị quyết 326, trừ trường hợp tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự” .

Do vậy, hiện nay có hai cách hiểu khác nhau:

Một là, theo quy định thì “Đương sự” gồm cả nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nên trong vụ án tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì những người này đều được miễn nộp tặm ứng án phí và án phí.

Hai là, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Nghị quyết số 326 thì chỉ  Người yêu cầu xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí”, Trường hợp Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn (người yêu cầu) thì bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn phải chịu tạm ứng án phí và án phí dân sự.

Như vậy, có sự mâu thuẫn giữa hai văn bản nêu trên.

Quan điểm của chúng tôi cho rằng: Phải áp dụng quy định tại Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 (theo cách hiểu thứ hai) vì theo quy định tại khoản 2 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: “2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp l